Hiển thị kết quả duy nhất

Đá phong thủy Thái Sơn

Giới thiệu núi Thái Sơn

Ngọn núi Thái Sơn là một trong số Ngũ nhạc danh sơn Trung Quốc và được coi là ngọn núi quan trọng nhất trong số đó, Núi Thái Sơn được ngợi ca bằng mỹ từ “Thiên hạ đệ nhất kỳ Sơn” (Tức: Núi đẹp nhất Thế giới). Thái Sơn hấp thụ linh khí của trời đất, hội tụ tinh túy của nhật nguyệt (Tức Mặt trời Mặt trăng), từ xa xưa đây là ngọn núi linh thiêng được người dân tôn thờ và được các Hoàng đế đến cúng tế. Từ đó, Đá Thái Sơn được hưởng lợi từ vị thế nổi tiếng và linh thiêng của núi thần Thái Sơn, là danh xưng đẹp cao quý để mọi người thưởng ngoạn. Mọi người tin rằng Núi Thái là ngọn núi thiêng và đá Thái Sơn rất linh ứng. Có một phong tục được lưu truyền từ thời Trung Quốc cổ đại cho đến ngày nay là để “Trấn áp họa hoạn” thì đều đặt một bia đá hoặc tảng đá nguyên ở trên khắc dòng chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương”. Người ta ca ngợi “Thái Sơn Thạch cảm đương” rằng: “Thạch Cảm Đương, trấn bách Quỷ, yểm bách ương, quan sử phúc, bách tính khang, phong giáo thịnh, lễ nhạc xương”. (Nghĩa là: Thạch Cảm đương có thể trấn át các loại quỷ thần, ngăn cản họa ương, mang lại phúc may cho các quan thần, mang lại sức khỏe cho dân lành, truyền thống tôn giáo được phát huy, các nghi lễ được phát triển).

Tập tục văn hóa “Thái Sơn Thạch cảm đương” thể hiện được ý nghĩa nội hàm trong đó là “Bảo bình an, trừ tà khí”. Theo nghiên cứu, tập tục này bắt nguồn từ Thôn Tiền Cựu, thị trấn Khâu Gia Điếm, ngoại ô Thái Sơn, thành phố Thái An (Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), hiện nay đã lan rộng ra cả nước và vươn xa ra nước ngoài. Trong quá trình phổ biến và truyền bá dân gian của dân tộc Hán đã hình thành nên Chùm câu chuyện về Thái Sơn Thạch Cảm Đương ngày càng phong phú và đa sắc màu.

Văn hóa “Cát tường bình an” ẩn chứa trong Thái Sơn Thạch Cảm Đương phản ánh được mong muốn nguyện cầu chung của người dân về hòa bình và hạnh phúc, thể hiện được tính nhân văn và sức sáng tạo của văn hóa. Tín ngưỡng Thạch Cảm Đương được nhiều dân tộc công nhận và lan rộng ra nước ngoài, trong quá trình truyền bá Văn hóa Thạch Cảm Đương đã sản sinh ra hàng loạt đá khắc và tạo hình, chúng không những có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật mà còn là những văn vật chứa nhiều giá trị lịch sử. Câu chuyện thần thoại về Thạch Cảm Đương đã được truyền miệng trong dân gian và những nghệ nhân dân gian đã sáng tác ra nhiều vở kịch, bài ca thể hiện được khả năng sáng tạo trong nghệ thuật văn hóa dân gian.

Ý nghĩa nguồn gốc đá Thái Sơn trong văn hóa xưa

Đá Thái Sơn biểu tượng cho sự kính sợ và tôn sùng thế giới tự nhiên của con người. Thái Sơn là ngọn núi linh thiêng không không chỉ kế thừa giá trị di sản lịch sử lâu đời, mà còn chuyên chở sự tôn nghiêm và linh khí cho cả dải đất Sơn Đông (Hoa Hạ). Theo ghi chép, nui Thái Sơn được xếp đứng đầu trong Ngũ nhạc Trung Hoa, là một trong những ngọn núi thiêng liêng trong trái tim người Trung Hoa cổ đại. Trong suốt chiều dài lịch sử, núi Thái Sơn được coi là nơi tụ tập của các vị thần linh và chứa sức mạnh thần kỳ của hàng triệu vị thần, từ đó Đá Thái Sơn được đứng trên đỉnh cao của sự tôn kính. Đá Thái Sơn cứng rắn mà tĩnh tại, tỏa ra linh khí trời đất. Đá được xem như là Thánh vật, được mọi người coi là biểu tượng của sự trừ tà tránh họa, tăng cường phúc khí phước lành và vận may. Người ta thường đặt đá Thái Sơn ở Đền Chùa hoặc Sân vườn để tạo được thế cục phong thủy tốt lành và bổ sung thêm nguồn năng lượng dương tích cực. Đá Thái Sơn không chỉ là vật trang trí, mà còn là nơi ký thác tâm linh và tâm hồn người. Phạm vi ứng dụng của Đá Thái Sơn rất rộng. Các vị Vua thời cổ đại đã sử dụng Đá Thái Sơn để xây dựng những Cung điện, những Lăng mộ nguy nga tráng lệ nhằm thể hiện phẩm giá và địa vị cao quý của họ. Ngày nay, trong cuộc sống thường nhật, người ta thường dùng Đá Thái Sơn để điêu khắc các tác phẩm nghệ thuật, như Tượng Phật, đồ bày trang trí và dùng để trang trí nhà ở hoặc những công trình công cộng, với mong muốn nhận được sức mạnh chở che của các vị thần linh để cuộc sống được bình an, ấm no, hạnh phúc.

Đá Thái Sơn được ban cho ý nghĩa cát tường như ý, phú quý, trường thọ, trấn trạch trừ tà, và được coi là một trong những khối đá có linh khí nhất. Do đó, trong Phong thủy, Đá Thái Sơn cũng rất nổi tiếng. Đá Thái Sơn là một thánh vật vừa quý lại vừa hiếm, mang hàm ý độc đáo là trấn trạch trừ tà, và cát tường phúc quý. Đá Thái Sơn có hình thái đường vân đá độc đáo, là những tác phẩm nghệ thuật rất đáng để sưu tầm, mỗi một viên đá Thái Sơn đều mang phong cách riêng, không viên nào giống viên nào. Thái Sơn là nơi Bích Hà Nguyên Quân thành tiên (* Tên gọi đầy đủ là Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Tiên Ngọc Nữ Bích Hà Nguyên Quân), tích tụ nhiều linh khí trời đất. Thần Thái Sơn luôn được mọi người coi là một vị thần linh ứng trợ giúp thăng quan tiến chức, cầu đảo vận may. Từ xưa đến nay, truyền thuyết sự tích về Thần Thái Sơn có không ít, được truyền tụng nhiều nhất là Thần luôn bảo hộ và cứu giúp mọi người. Do núi Thái Sơn hương hỏa thịnh vượng, người đến chầu bái cúng tiễn không ngớt, khiến cho ngọn “Đông Nhạc Thần Sơn” cũng trở nên nức tiếng gần xa. Vì kỳ thạch Thái Sơn đã qua nhiều năm tháng lịch sử lâu đời, thêm rằng mọi người cũng coi đó là thánh vật Khai quang của Thần linh nên Đá Thái sơn có tính linh thiêng linh ứng lên gấp bội phần và sức hấp dẫn độc đáo.

Thưởng ngoạn Đá Thái Sơn khiến con người ta lĩnh hội được sự kỳ diệu của thiên nhiên và sự tinh tế của nghệ thuật, vượt qua cảnh giới dung tộc hồng trần, đắm say trong sự trở về với tự nhiên, hiểu được ý nghĩa đích thực của “Thiên – Nhân hợp nhất”. Thưởng ngoạn đá Thái Sơn là hành trình độc thoại giữa tâm hồn với thế giới tự nhiên, giúp con gười ta quên đi được ồn ào nơi phố thị, bồi đắp tư tưởng tình cảm cá nhân, làm trong sáng tâm hồn người. “Tinh khí Trời Đất được ngưng tụ, nét độc đáo trong Đá hàm chứa cả đạo Càn Khôn, tĩnh tại mà không khô khan, lấy đơn sơ giản dị để theo đuổi thực tại”.

Niềm tin của con người với Linh Thạch Thái Sơn

Từ xưa đến nay, con người có tình cảm đặc biệt với đá núi. Cho dù đó là việc mai táng trong hầm mộ đá từ thời cổ xưa hay là việc sùng bái Đá trắng của tộc người Khương (tức Rợ Khương phía Tây bắc Trung Quốc), Thần Đá Long Nữ của Tây Tạng, hoặc là truyền thuyết qua nhiều kiếp nạn của Tôn ngộ Không..v..v rõ ràng là tất cả đều cho thấy những tác dụng phi thường của đá. Người cổ đại cho rằng Đá là vật có tính âm, có tác dụng trấn trạch. Trong “Hán thư. Ngũ hành chí” có viết: “Thạch, âm loại dã”.  Cuốn “ Xuân Thu Cốc Lương truyện” cũng có viết rằng: “Thạch giả, âm đức chi chuyên giả dã”. (Tức: Đá, là nơi thể hiện được cái tĩnh tại, cái thiện lương kín đáo không phô trương, tích âm đức có nhiều phước lành). Ngay từ thời nhà Hán tổ tiên chúng ta đã có phong tục “Chôn Đá trấn trạch”. Vương Lưu An người Hoài Nam trong “Hoài Nam. Vạn tất thuật” có viết: “Hoàn thạch vu trạch tứ ngung, tắc quỷ vô năng ương dã” (*Tức: Có Đá để bốn góc nhà thì không sợ quỷ ma đến gây tai ương). “Bác Vật chí” chép rằng: “Thái Sơn nhất nhật thiên tôn, ngôn vi thiên đế tôn dã. Chiêu nhân phách phách Đông phương, vạn vật sử thành, tri nhân sinh mệnh chi trường đoản” (*Tức:…). Thái Sơn được coi là “Núi trị Quỷ”, có  năng lượng tự nhiên trấn áp quỷ thần khiến quỷ thần không thể xem nhẹ. Đá trấn trạch lại được thêm dòng “Thạch Cảm Đương” và thêm nữa vào chữ “Thái Sơn” thì ba linh vật này được liên kết với nhau để trấn tà đuổi quỷ thì thần tính tăng gấp bội lần, sức mạnh khuếch đại ghê gớm. Đá núi nhờ có tính cứng chắc không bị mục ruỗng nên được người Trung Quốc tôn sùng, người ta kỳ vọng rằng dùng nó để được che chở tránh mọi họa ương. Đây chính là sự khởi nguồn của một kiểu “Sùng bái Linh thạch”, phía sau nó ẩn chứa những nhu cầu tinh thần sơ khai nhất của người cổ xưa.

Tác dụng phong thủy

1.Hộ Tài tụ Tài (Bảo vệ và tích lũy của cải):

Thụ Thủy” nghĩa là chặn nguồn nước và lợi dụng nó. Dòng Sông và Kênh rạch tự nhiên được gọi là nguồn nước thực sự, đường dẫn và dòng chảy do con người xây đắp nên được gọi là nguồn nước nhân tạo. Bất luận là nguồn nước nào tự nhiên hay nhân tạo thì đều có mối quan hệ mật thiết đến Tài lộc, chỉ là mức độ năng lượng có sự khác nhau mà thôi. Nếu như Cửa sổ căn nhà đối diện với đường xá tàu xe qua lại hoặc là các lối ngõ, hoặc các dòng chảy tự nhiên, có thể đặt trước Cửa sổ một “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” để thoát tán sát khí, tránh làm cho Tài vận bị quấy nhiễu, đạt được hiệu quả Tụ tài tích góp của cải.

2.Hóa giải Họa ương:

Nếu như trước nhà bạn là Phản cung lộ, Phản cung thủy, thì tại nơi chịu ảnh hưởng của Lộ hoặc Thủy ở hai bên Cửa chính, hãy đặt Thạch Thái Sơn chắn Phản cung lộ để ngăn chặn sát khí tới. Nếu như là Nhà tầng, có thể tại phía trước Cửa sổ . Nhớ rằng, phải đặt mặt có khắc chữ hướng về phía có sát khí. Nếu như là nơi giao ngã ba ngã tư của con đường, hình thành thế gọng kìm kìm kẹp ngôi nhà thì có thể tại vị trí giao lộ đó đặt Thái Sơn Thạch Cảm Đương để ngăn cản và tiêu trừ ác vận, hóa giải sát khí.

3.Hóa Lộ xung:

Nếu như một phương vị nào đó của nhà ở đô thị vị đường cái xung xạ, có thể tại vị trí đối ứng trong nhà đặt Thái Sơn Thạch để ngăn sát. Nếu như là khu vườn ở nông thôn hoặc là Cửa chính hướng đối diện với Lộ xung, có thể đặt Hòn đá ở hai bên để hóa giải sát khí. Cơ quan công sở hoặc trường học nếu chịu ảnh hưởng của Lộ xung thì có thể tại vị trí phía trước từ 5-15m đặt Tảng đá lớn để chắn sát khí Lộ xung. Điều cần phải chú ý là do Đá Thái Sơn chịu sự bảo hộ của Nhà nước nên hiện nay rất khó tìm được Đá Thái Sơn cỡ lớn, có thể dùng Đá tảng khai thác ở các khu vực khác thay thế, ví dụ như Đá Tân Cương, Đá Ngũ An, Maifan stone (đá khoáng tự nhiên)..v..v

 4.Ổn định tựa Sơn:

Đá Thái Sơn mang nghĩa vững chãi tựa Thái Sơn, có tác dụng ổn định trường khí phong thủy. Nếu như nhà ở không có Tựa Sơn, phía sau không có kiến trúc nào cao hơn ngôi nhà của mình thì thuộc vào tình huống “sau lưng không có tựa”. Có thể tựa sơn tại phương vị Huyền Vũ của căn nhà, nếu như phương Chính bắc đặt một hòn đá Thái Sơn Thạch vẫn được xem là Tựa Sơn trấn trạch. Những tình huống khác, ví dụ như địa điểm kinh doanh, văn phòng phía sau lưng là trống, đều có thể bằng cách đặt Linh Đá để tạo mới thế Tựa sơn, để mong đạt được sự ổn định sự nghiệp và tăng cường thúc đẩy vận Quý nhân.

5.Bù khuyết cải vận:

Người Trung Quốc rất chú trọng đến sự ổn định và cân bằng của căn nhà, coi trọng căn hộ vuông vắn không góc khuyết, nếu như căn hộ có góc khuyết sẽ ảnh hưởng đến trạch vận và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong Phong thủy học có Lý thuyết Bổ khuyết, sử dụng Đá Thái Sơn thực hiện bổ khuyết thì hiệu quả càng cao, cũng là một trong cách làm thường gặp. Khi đặt Đá Thái Sơn cũng chú ý cần đặt mặt có khắc chữ hướng vào vị trí góc bị khuyết.

6.Lợi sức khỏe trừ tà khí:

Tôn sùng Thái Sơn Thạch “Tích tụ linh khí trời đất”, có thể sinh nhiều tác động tích cực đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Những linh khí của trời đất này có thể có hiệu quả trừ tà khí, cũng có thể cải thiện cả cục diện bố cục tổng thể của cả căn nhà.

7.Hóa giải Tiểu nhân:

Thái Sơn Thạch có khả năng phòng ngừa Tiểu nhân, rất nhiều người bị Tiểu nhân tìm kế hãm hại đều là do trường khí bản thân không đủ, không có người trợ giúp. Thái Sơn Thạch có khả năng vừa cải thiện trường khí lại vừa đem đến vận Quý nhân, trấn áp sự ngông nghênh, sĩ diện của kẻ tiểu nhân, nếu như thường xuyên bị kẻ tiểu nhân quấy đảo thì bạn đừng ngại dùng Thái Sơn Thạch để ngăn chặn và hóa giải trấn áp Tiểu nhân.

 Vị trí đặt đá Thái Sơn

Thái Sơn thường được đặt nơi cửa ngõ, cửa sổ hoặc lối vào, ngụ ý rằng tránh tà hóa sát, chiêu tài nạp phúc,  cách sắp đặt Thái Sơn đúng cách không phải là cố định bất biến, mà là căn cứ vào nhu cầu và từng trường hợp khác nhau để xác định. Dưới đây là những vị trí nên đặt linh đá

1.Lối dẫn vào nhà:

Tại lối dẫn vào nhà đặt Thái Sơn Thạch là một trong những cách đặt thường gặp. Tác dụng của nó là ngăn chặn trường khí xấu vào trong nhà, đồng thời cũng có thể ngăn chặn sát khí nơi cửa nhà. Thông thường, Thái Sơn Thạch nên đặt tại hoặc bên trái hoặc bên phải của khung cửa, chiều cao song song với Khung cửa là phù hợp. Nếu như phía Cửa đi có cầu thanh, tức cần đặt Thái Sơn Thạch Cảm Đương tại vị trí rẽ lên cầu thang để ngăn chặn sát khí theo lên lầu rồi đi vào các Phòng.

2.Phòng Khách:

Phòng Khách là nơi sinh hoạt chính của các thành viên trong gia đình, cũng là nơi tiếp đãi Khách. Do đó, tại Phòng Khách đặt một Thái Sơn Thạch có thể thúc đẩy sự nghiệp thành công và tăng cường tài lộc cho gia đình. Thông thường, Thái Sơn Thạch nên đặt ở vị trí Tài vị của Phòng Khách hoặc tại vị trí đối diện Cửa chính, chiều cao lấy song song với Sofa là phù hợp. Nếu như Phòng Khách tương đối rộng, có thể để Thái Sơn Thạch  trên tủ kệ Tivi, nhưng cần chú ý rằng không nên để Thái Sơn Thạch đối diện với phần Đầu hoặc phần Ngực của người.

3.Thư Phòng, Phòng học (Phòng làm việc):

Thư Phòng là nơi học tập, làm việc và tập trung suy nghĩ, cần bảo đảm yên tĩnh và ổn định. Đặt Thái Sơn Thạch trong Thư Phòng giúp tăng cường hiệu suất học tập làm việc và tăng cường sự nhanh nhạy cho tư duy. Thông thường, Thái Sơn Thạch Cảm Đương nên đặt phía phải hoặc trái của bàn học/ bàn làm việc, chiều cao nên song song với Bàn là phù hợp. Nếu như Thư Phòng có Cửa sổ thì nên đặt Thái Sơn Thạch  phía dưới Cửa Sổ hoặc là vị trí đối diện Cửa sổ.

4.Lý khí nên “Kiến Sơn chi vị”:

Sơn quản Nhân Đinh, Thủy quản Tài”, vị trí Đinh Tinh trong Phong Thủy Lý khí nên Kiến Sơn, khi đặt Thái Sơn Thạch Cảm Đương có thể đạt mục đích “Thúc Đinh, vượng Đinh”.

Những điều kiêng kị khi dùng đá

1.Tránh xa Thủy (nước):

Thái Sơn Thạch Cảm Đương tuy có khả năng hóa giải sát khí và trường khí không tốt, nhưng không có tác dụng chống nước. Vì thế, khi đặt Thái Sơn Thạch Cảm Đương cần tránh tiếp xúc với nguồn nước, để tránh ảnh hưởng hiệu quả của nó. Đồng thời, nếu như Thái Sơn Thạch Cảm Đương bị ẩm thấp trong thời gian dài cũng dễ hao mòn hoặc nứt vỡ.

2.Tránh xa Hỏa (lửa):

Thành phần chính của Thái Sơn Thạch Cảm Đương là đá, không chịu nhiệt độ cao. Vì vậy, khi sắp đặt Thái Sơn Thạch Cảm Đương cần tránh nơi xa hoặc tránh tiếp xúc với nguồn lửa hoặc nguồn sinh nhiệt, để tránh phát sinh biến dạng hoặc là nứt vỡ. Đồng thời, nếu Thái Sơn Thạch Cảm Đương đặt trong môi trường nhiệt độ cao thời gian dài cũng dễ biến chất hoặc mất đi hiệu quả của chính nó.

3.Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp:

Thái Sơn Thạch Cảm Đương khi bị nắng chiếu trực tiếp dễ mất đi sắc bóng và chất đá. Do đó, khi sắp đặt Thái Sơn Thạch Cảm Đương cần tránh để nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh làm ảnh hưởng đến công hiệu và hiệu quả thẩm mỹ của nó. Đồng thời, nếu Thái Sơn Thạch Cảm Đương để bị nắng chiếu trực tiếp cường độ cao trong thời gian dài cũng dễ bị lão hóa biến chất./