Theo quan niệm người Việt, đầu năm đi lễ xin lộc thì cuối năm phải trả lễ. Lễ tạ cuối năm cúng ở nhà hoặc đền chùa. Nghi lễ tạ thần cuối năm là nghi thức tạ ơn các vị thần linh ở những nơi đã ”xin lộc” đầu năm, với ý nghĩa đầu năm “kêu cầu xin lộc” thì cuối năm phải “trả lễ”.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, lễ tạ là lễ để tạ ơn các vị thần linh ở những nơi đã “xin lộc” đầu năm, mang ý nghĩa đầu năm cầu lộc thì cuối năm phải “trả lễ”. Nghi lễ này cũng thể hiện rõ nét quan niệm tâm linh “có vay, có trả” của người Việt từ xa xưa.
Với ý nghĩa tốt đẹp đó, đầu năm gia chủ làm lễ cầu an giải hạn ở chùa, đền, phủ,… nào thì cuối năm phải thu xếp để tới nơi đó để làm lễ tạ rồi tiếp tục đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm kế tiếp để khởi đầu năm mới. Ngoài ra, người ta cũng quan niệm rằng, việc xin lộc ở đâu trả lễ ở đó cũng đem lại sự yên tâm để bắt đầu vào một năm mới thuận lợi, hanh thông.
Mâm lễ tạ cuối năm không cần quá cầu kì nhưng phải thật chân thành, trình bày gọn gàng, sạch sẽ. Về cơ bản, mâm lễ tạ cuối năm gồm có:
- Hương nhang
- Hoa tươi: hoa cúc, hoa loa kèn
- Quả mới: táo, xoài, thanh long,…
- Phẩm: bánh kẹo, oản…
Lễ này dùng để dâng lễ ban Phật, Bồ Tát tại chùa, hay một số đền có đặt ban thờ Phật, cũng có thể dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Tuy vậy, khi dâng ban thần linh nên sắm thêm hàng mã để dâng cùng như tiền vàng, nón hài,…
Với các đền, phủ, người ta thường dâng thêm các lễ mặn tại ban Công Đồng như: gà luộc, giò chả, xôi… đều được nấu chín.
- Lễ cúng chay: gồm hoa, trà, trái cây và các phẩm vật khác. Dùng để thờ Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay có thể dùng để dâng ban Thánh Mẫu
- Lễ cúng mặn: Có thể dùng trong các món ăn khác nhau như thịt quay, gà vịt luộc, chả giò, rau xào, hải sản…
- Lễ vật sống: Không bao giờ sử dụng lễ vật sống, bao gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt
- Cô Sơn Trang: Bao gồm các món chay đặc sản của Việt Nam. Không sử dụng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả. Nếu bạn có gạo nếp cẩm, bạn có thể nấu xôi chè, cũng thuộc ngày lễ này.
- Lễ cúng cô, cúng cậu: thường có oản, trái cây, hương hoa, gương, lược… tức là đồ chơi, thường làm cho trẻ em. Các lễ vật thường cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được đựng trong một chiếc túi nhỏ xinh.
- Lễ vía Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng đồ chay để cầu phúc, linh ứng cho những lời cầu nguyện.
Phong Thủy Chấn Tam cung cấp dịch vụ tư vấn nghi lễ tạ thần cuối năm để công việc được thuận lợi hanh thông:
- Ngày giờ tốt để thực hiện các nghi thức – nghi lễ.
- Chuẩn bị sớ, hướng dẫn mua lễ phẩm và vàng mã.
- Xông khí, tẩy uế, trừ tà toàn bộ nhà cửa.
- Sắp lễ, bày đàn lễ đúng phương pháp và truyền thống.
- Trao đổi các bước, quy trình thực hiện phần nghi lễ.
- Dâng lễ, yết cáo tôn thần.
- Bao sái khai quang nạp lại khí cho các vật phẩm phong thủy trong nhà.
- Hành lễ tạ thần, trì kinh, cầu an cho toàn gia.
- Tạ thần, tạ lễ, hóa phù, bùa, vật cầu an trong năm, hóa vàng mã.