Phong thủy Dương trạch bao gồm những gì?

Xét theo trường phái Bát quái trạch, phong thuỷ dương trạch gồm ba yếu tố chủ chốt và trụ cột. Ba điểm mới này có thể quyết định được cát – hung, phát triển hay suy vong của người và gia đình sống tại nơi đó.

Ba yếu tố chủ điểm đó là: Môn, Chủ và Táo. Những yếu tố này đều có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời với nhau.

  • Môn: có nghĩa là cổng chính ( cũng như cửa của các phòng trong căn nhà) để ra vào. Chúng ta có thể nhìn rõ nhất tại các nơi thôn quê đất rộng rãi nhưng người ở lại thưa thớt, đủ diện tích để xây nhà và cổng ngõ tách biệt.
  • Chủ: là nơi để chủ nhà ở và ngủ mỗi ngày. Con người luôn dành một lượng thời gian lớn cho việc nghỉ ngơi, do đó phòng ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
  • Táo: tức là bếp, là nơi chúng ta nấu nướng những bữa ăn để nuôi dưỡng gia đình. Ông bà ta thường có câu “Bệnh tật từ miệng”, có nghĩa là những gì chúng ta ăn vào sẽ quyết định sinh mệnh và sức khoẻ của con người. Vậy nên, bếp ăn cũng rất quan trọng.

Trong đó, phổ biến nhất là Dương trạch tam yếu và được chia nhà ở thành 4 loại: Tịnh trạch, Động trạch, Biến trạch và Hóa trạch.

  • Tịnh trạch: là nhà có có một phòng duy nhất, trong nhà không có vách ngăn tường.
  • Động trạch: là nhà xây từ mặt tiền tới mặt hậu được chia làm 2 ngăn cho tới 5 ngăn. Chúng được ngăn cách nhau bởi vách chắn ngang và có chừa cửa ra vào. Ví dụ như nhà trọ, quán cafe, nhà cấp 4,… được xem là động trạch.
  • Biến trạch: tương tự như động trạch nhưng được phân chia từ 6 ngăn tới 10 ngăn. Ta thường được thấy trong các hộ chung cư, biệt thự, khách sạn mini,….
  • Hoá trạch: Nhà xây từ mặt tiền tới mặt hậu được phân chia làm 11 ngăn tới 15 ngăn. Chúng được ngăn cách bởi những vách chắn ngang và có trừ cửa ra vào. Ví dụ như: bệnh viện, khách sạn lớn, trường học,…

Lưu ý: Tủ, bình phong hay màn giăng không được tính là vách ngăn, phòng ngăn.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của văn hoá và đời sống tâm linh, “Dương trạch Tam yếu” đang dần được mở rộng ra làm “ Dương trạch tứ yếu”. Bao gồm 3 yếu tố cũ là Môn – Chủ – Táo và thêm yếu tố “Thờ” ( nơi cúng bái, thờ tự).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *